Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Hàng chục tỷ đồng đào tạo nghề vào túi ai?



Chị Đém - Giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện Đông Hải bị bà Hằng ép chi trả tiền

Để hợp thức hóa việc rút tiền nhà nước, bà Huỳnh Thúy Hằng, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xă hội tỉnh Bạc Liêu (nghỉ hưu tháng 6-2011) đă chỉ đạo giám đốc các trung tâm dạy nghề, các trường trực thuộc thực hiện hợp thức hóa hàng loạt các hợp đồng khống để chiếm đoạt tiền nhà nước.

“Tối hậu thư” của bà giám đốc

Những ngày t́m đến vùng sâu, vùng xa tỉnh Bạc Liêu để t́m hiểu việc đào tạo nghề, chúng tôi hết sức bất ngờ. Toàn bộ việc dạy nghề qua loa đến lớp học khống có sự chỉ đạo của Phó ban thường trực Đề án 1956, bà Huỳnh Thúy Hằng, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xă hội tỉnh Bạc Liêu. Chị Tăng Thị Đém, Giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện Đông Hải nhớ lại, khoảng cuối năm 2010, chị Đém cùng giám đốc các trung tâm dạy nghề trực thuộc, các trường đạo tạo nghề nhận được điện thoại của bà Hằng đến Sở Lao động - Thương binh và Xă hội tỉnh họp khẩn. Chị Đém nói: “Tại cuộc họp này, chị Hằng thông báo, tiền đào tạo nghề năm 2010 c̣n dôi dư. Nếu sử dụng không hết th́ khó mà xin hỗ trợ những năm tiếp theo”. Bà Hằng đề nghị, các giám đốc trung tâm dạy nghề và các trường nghề phải lập hợp đồng đào tạo nghề với Sở Lao động - Thương binh và Xă hội tỉnh Bạc Liêu.

Những tưởng bà Hằng quan tâm đặc biệt đến đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, các giám đốc trung tâm và lănh đạo trường dạy nghề nhanh chóng về cơ quan lập hợp đồng theo sự chỉ đạo của giám đốc. Toàn bộ hợp đồng phải được lùi từ hai đến ba tháng. Chị Đém cùng nhân viên hai ngày không ngủ. Khi th́ chị đến trung tâm các xă thiết lập danh sách học viên, lúc lại về cơ quan làm hợp đồng theo sự chỉ đạo của giám đốc. Trung tâm dạy nghề huyện Đông Hải lập bảy hợp đồng đào tạo nghề như: đan đát, trồng nấm linh chi và kỹ thuật trồng cây cảnh.

Theo như hợp đồng, bà Huỳnh Thúy Hằng, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xă hội đại diện bên A. Trung tâm dạy nghề huyện Đông Hải đại diện bên B. Bên B nhận tổ chức một lớp đào tạo nghề cho 30 học viên với tổng giá trị hợp đồng gần 44 triệu đồng bao gồm các chi phí: hỗ trợ đào tạo, tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cơ sở vật chất, nguyên vật liệu, hỗ trợ tiền ăn cho học viên... Thời gian đào tạo ba tháng. Điển h́nh như lớp học trồng nấm linh chi ghi khai giảng từ ngày 25-9-2010 đến ngày 25-12-2010 bế giảng. Chúng tôi hỏi: “Kư hợp đồng khống chị không sợ vi phạm quản lư tài chính sao?”.  Chị Đém thành thật:  “Lúc đó, tôi chỉ biết làm theo chỉ đạo của giám đốc. Vả lại, chị Hằng có hứa sẽ cho người xuống dạy đúng hợp đồng. Nghĩ lao động nông thôn đang cần việc làm, tôi thi hành theo lệnh của giám đốc”.

Ném tiền nhà nước qua cửa sổ

Hợp đồng và danh sách các học viên đă hoàn tất, bà Hằng tiếp tục triệu các giám đốc và lănh đạo các trường dạy nghề đến sở. Tại cuộc họp này, bà Hằng giới thiệu ông Trần Dũng, giáo viên Viện nghiên cứu phát triển giáo dục chuyên nghiệp thuộc Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM (tại số 1 Vơ Văn Ngân, quận Thủ Đức). Bà Hằng tiếp tục chỉ đạo các trung tâm dạy nghề và trường dạy nghề kư hợp đồng với Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM. Một lần nữa, lănh đạo trung tâm dạy nghề lại thực hiện theo bởi tin tưởng vào mác trường đại học ở TPHCM với giá trị hợp đồng như đă kư với Sở Lao động - Thương binh và Xă hội tỉnh Bạc Liêu.

Một điều hết sức nghịch lư, hợp đồng được kư vài ngày, bà Hằng gọi điện cho các trung tâm phải chuyển 100% tiền ghi trong hợp đồng đă kư với Trường Đại học sư phạm kỹ thuật theo số tài khoản của... ông Trần Dũng! Với uy của bà giám đốc sở, hàng loạt các trung tâm dạy nghề, các trường trực thuộc sở đă thực hiện chuyển tiền từ 60 đến 100% giá trị hợp đồng. Bán tín bán nghi với giải quyết khá “liều” của bà giám đốc sở, chị Đém không đồng ư. Theo lời của chị Đém, bà Hằng liên tục hối thúc Trung tâm dạy nghề huyện Đông Hải chuyển tiền nhưng không được sự đồng ư. Ông Trần Dũng gọi điện và gởi mail cho chị Đém gợi ư: “Nếu chị đồng ư, tôi sẽ trích 10% trên tổng số tiền chị thanh toán gần 300 triệu đồng”. Chị Đém nhớ lại: “Tôi không đồng ư kiểu ngă giá của ông Dũng nên gọi điện báo cho chị Hằng. Chị Hằng nói: “Nó cho th́ em nhận, em hăm dọa nó làm ǵ. Em chuyển tiền cho chị đi. Chị sắp hưu rồi không muốn lùm xùm...”. Tôi và cán bộ Trung tâm dạy nghề huyện Đông Hải nhất quyết không thực hiện theo yêu cầu của giám đốc sở. Tôi đề nghị, khi nào Viện thực hiện đúng theo hợp đồng, trung tâm mới chuyển tiền”. Trước yêu cầu của chị Đém, ông Trần Dũng đành cho người xuống dạy qua loa. Đối với một số huyện khác, nếu không phản kháng th́ chỉ tổ chức lớp học qua loa hoặc lớp bỏ không để hợp thức hóa cho những hợp đồng khống.

Khi bà giám đốc trả thu

Đúng như nhận định của chị Đém, khi đưa giáo viên xuống giảng dạy, ông Trần Dũng thực hiện kế sách dạy qua loa để chiếm đoạt tiền của nhà nước. Những lần đến lớp đào tạo nghề kiểm tra, chị Đém vô cùng kinh ngạc. Chị kiểm tra lại thủ tục dạy nghề của Viện nghiên cứu phát triển giáo dục chuyên nghiệp có hàng loạt vấn đề sai với hợp đồng. Viện cung cấp bản kê chi tiết các khoản chi không đúng với hợp đồng, tự ư nâng giá tiền giáo viên dạy nghề, không cung cấp bằng cấp hoặc chứng nhận nghệ nhân đối với giáo viên giảng dạy, giảm số tiền vật tư, thời gian đào tạo không đúng với hợp đồng... Chị Đém bức xúc: “Hợp đồng ghi ba tháng nhưng giáo viên dạy mấy ngày là xong. Lớp học không khai giảng, không bế giảng. Giáo viên không có giáo tŕnh, giáo án... Ngày 18-2-2011, sau khi xin ư kiến chỉ đạo của lănh đạo UBND huyện Đông Hải, tôi kư tờ tŕnh gởi lănh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xă hội tỉnh xin ngừng lớp dạy nghề. Tôi quyết định không chuyển tiền cho ông Trần Dũng v́ vi phạm hợp đồng”.

Và thế là sóng gió ập đến Trung tâm dạy nghề huyện Đông Hải. Bà Hằng nhiều lần gọi điện yêu cầu chị Đém phải chuyển tiền cho ông Trần Dũng. Khi chị Đém không thực hiện theo đúng yêu cầu, bà Hằng thường xuyên gọi điện mời chị Đém họp. Do chị Đém không thực hiện theo yêu cầu, trước khi về hưu 19 ngày (tức ngày 11-5-2011), bà Hằng kư công văn số 120 gởi Tổng cục trưởng và Thanh tra Tổng cục dạy nghề cho rằng, Trung tâm dạy nghề huyện Đông Hải thực hiện không đúng hợp đồng, không thanh toán cho Viện nghiên cứu phát triển giáo dục chuyên nghiệp. Công văn ghi rơ: “Với trách nhiệm là Phó ban thường trực và cũng c̣n thời gian ngắn nữa Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xă hội nghỉ hưu, không để dư âm nguồn vốn dạy nghề cho lao động nông thôn mà ḿnh phụ trách, tôi đề nghị thanh tra toàn diện Trung tâm dạy nghề huyện Đông Hải”.

Thật bất ngờ, hai tuần sau, Đoàn thanh tra của Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xă hội đến Bạc Liêu làm việc. Ngày 29-6-2011, Đoàn thanh tra đă có thông báo kết quả kiểm tra theo đề nghị của bà giám đốc sở. Theo đó, Đoàn thanh tra đă kết luận Sở Lao động - Thương binh và Xă hội tỉnh chưa kiểm tra chặt chẽ các điều kiện đảm bảo dạy nghề trước khi kư kết hợp đồng đào tạo với cơ sở dạy nghề; Trung tâm dạy nghề huyện Đông Hải chưa đăng kư hoạt động dạy nghề nhưng sở lại kư hợp đồng đào tạo nghề; việc hoàn thiện hồ sơ đào tạo và chuyển 100% kinh phí đào tạo bảy lớp học nghề cho Trung tâm dạy nghề huyện Đông Hải khi chưa tổ chức học là sai nguyên tắc quản lư tài chính... Thế nhưng, Thanh tra Tổng cục dạy nghề chỉ dừng lại mức rút kinh nghiệm chứ không kiểm điểm toàn diện. Trong khi đó, chị Đém lại tiếp tục nhận hàng loạt công văn đề nghị chuyển lại số tiền gần 300 triệu đồng cho Sở Lao động - Thương binh và Xă hội tỉnh Bạc Liêu. Trao đổi với chúng tôi, chị Đém khẳng định: “Tôi chỉ chuyển khi sở công nhận toàn bộ hợp đồng với viện là sai. V́ vậy, số tiền thu hồi lại dù sở không đồng ư, tôi vẫn giữ trong tài khoản của đơn vị”.

(C̣n tiếp)

Nguồn http://congan.com.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét